Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Đừng phức tạp hóa tình yêu

Tình yêu không nhất thiết lúc nào cũng phải màu mè, chỉ cần trong lòng 2 người có nhau là đủ rồi.

Chúng ta đang sống trong thế giới thực chứ không phải trong phim ảnh hay tiểu thuyết trữ tình mùi mẫm, dù mạng là ảo khi yêu nhau trên mạng xã hội, nhưng nếu như nền tảng là hiện thực thì tất cả những mong muốn về một tình yêu lãng mạn là thật hay chỉ là thứ viển vông.

Vốn dĩ tình yêu luôn là một trạng thái với nhiều cung bậc khác nhau. Chưa bao giờ đó là một chuyện có thể dễ dàng thấu hiểu hết được. Tuy nhiên, nhiều khi con người ta cứ phức tạp vấn đề lên, luôn tự đặt câu hỏi thế nào là tình yêu? Nên yêu người này hay người khác, phải làm thế nào mới đúng? Phải chăng suy nghĩ ít đi thì tình yêu sẽ dễ dàng hơn, mọi thứ sẽ nhẹ nhàng và trở về đúng nghĩa thuần túy là cảm xúc của con tim hơn.

Có quá nhiều người, nói quá nhiều, suy nghĩ quá nhiều, day dứt quá nhiều và lần lữa quá nhiều về chuyện tình yêu. Mà vốn dĩ cái gì nhiều quá cũng chẳng bao giờ tốt. Dù cho bản thân tình yêu chưa bao giờ là một khái niệm giản đơn để hiểu, thì chuyện nghĩ quá nhiều về nó cũng sẽ chẳng giúp bạn hạnh phúc hơn được đâu.

Như con gái bình thường đã phức tạp một thì khi rơi vào lưới tình sẽ phức tạp gấp mười lần lên. Con trai bình thường đã ngớ ngẩn một khi lúc yêu còn ngớ ngẩn mười, đến nỗi đứa con gái ngày trước mình cầm cưa giờ cũng vắt óc nghĩ lại tại sao xưa mình say mê được cô ấy?

Chung quy lại là con người đang yêu thật quá phức tạp. Một sự phức tạp thừa thãi nhưng không ai nỡ bỏ qua.

Chẳng phải, cứ được yêu là hạnh phúc rồi sao?

Chẳng phải, cứ có một bàn tay để bấu víu giữa đời là đã đủ để mình kiên cường thêm nhiều, nhiều lần nữa?

Chẳng phải, tình yêu chỉ là chuyện của hai người, đừng bao giờ để người thứ 3 xen giữa, dù là xen bằng những chỉ trỏ, tò mò, lên án hay cái lắc đầu chẳng mấy niềm vui?

Chẳng phải yêu chỉ là yêu, chẳng phải là điều chi to tát, bao la, rộng lớn như vũ trụ?

Yêu một con người, xếp nối họ vào cuộc đời và ghép họ thành một phần của cuộc sống. Chỉ việc thức dậy và biết rằng trên hành tinh này có một người đang chờ mình ở đâu đó, thế thôi cũng đã là quá nhiều cho một hạnh phúc méo – tròn. Mong nhiều hơn nữa, nghĩ nhiều hơn thế có vui hơn không?

Yêu không khó như Toán mà phải tốn nhiều IQ.

Yêu không mỏi mệt như Văn mà phải lăn tăn nhiều đến thế.

Yêu là yêu thôi, là chuyện của con tim nhiều hơn phần lí trí. Cảm xúc sẽ dẫn dắt trước, rồi cái gì đúng sẽ đúng và cái gì sai thì sẽ sai…

Làm sao biết được mình tìm đúng người khi không trải qua những lần buông – nắm mệt nhoài nước mắt lẫn niềm vui? Làm sao trưởng thành thêm mà không đi qua những lần bốc đồng, ngây ngô và xốc nổi?

Con người ta không thể lớn lên mà không yêu một ai đó. Và không thể yêu một ai đó khi nghĩ rằng mình chưa đủ can đảm và quá nhiều thiếu sót để yêu.

Rốt cuộc thì cũng chẳng có ai đủ thông thái để định nghĩa được tình yêu. Chỉ có những người dũng cảm lao vào vựa ái tình, ngụp lặn hết quãng buồn này khổ kia mới đúc kết được rằng yêu chẳng qua chỉ là chuyện tự nhiên phải thế…

Yêu được thì yêu thôi, đừng nghĩ chi thêm nhiều nữa.

Vì tình yêu là gì? Nếu bản thân nó không phải là hạnh phúc, thế mà người ta cứ tìm tận mãi đâu!

Thật vậy, cứ suy nghĩ nhẹ nhàng và để tình yêu chỉ là chuyện của hai người thôi thì mọi thứ sẽ đơn giản biết bao. Có bao giờ bạn thấy tự mình nghĩ quá nhiều và rơi vào mớ hỗn độn trong tình yêu không? Hãy can đảm và nghĩ ít thôi, làm theo những gì con tim mách bảo bạn nhé! Chúc bạn luôn được yêu và có một tình yêu thật đẹp!

Cuộc sống vốn dễ dàng nhưng để lựa chọn nó lại khó khăn, bởi tôi chưa đủ can đảm vượt qua mọi cám dỗ, tôi chưa đủ can đảm để sống khác với đa số ngoài kia. Số đông không phải bao giờ cũng đúng, nhưng khác số đông cần một sự can đảm rất lớn

"Cuộc sống vốn dễ dàng nhưng để lựa chọn nó lại khó khăn, bởi tôi chưa đủ can đảm vượt qua mọi cám dỗ, tôi chưa đủ can đảm để sống khác với đa số ngoài kia. Số đông không phải bao giờ cũng đúng, nhưng khác số đông cần một sự can đảm rất lớn".

18 dấu hiệu cho thấy bạn đang phức tạp hóa cuộc sống

18 dấu hiệu cho thấy bạn đang phức tạp hóa cuộc sống

1. Trì hoãn

Không quá khó để hiểu vì sao sự chây ì, trì hoãn lại khiến chúng ta cảm thấy mọi thứ thật rối rắm, phức tạp: Các dự án liên tục đến ngày deadline, tài liệu xếp thành từng chồng, danh sách công việc kéo dài trong nhiều trang và một màn hình máy tính tràn ngập ghi chú..... Nếu chúng ta không làm những thứ cần làm tại những thời điểm mà chúng ta biết là nên hoàn thành chúng thì chắc chắn, chẳng mấy chốc mọi thứ sẽ trở nên hỗn loạn.

2. Lo lắng

"Worry is the mother of a complicated life" - Lo lắng chính là điểm khởi đầu của một cuộc sống phức tạp. Càng lo lắng nhiều, vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn và bạn chẳng thể nào đủ tỉnh táo để tìm ra cách giải quyết. Chắc chắn sẽ có những lần bạn đối mặt với một vài vấn đề nhỏ, thậm chí, chưa đủ để trở thành một vấn đề nhưng vì thói quen "bé xé ra to" nên bạn đã biến chúng trở thành nỗi ám ảnh. Thế nên, thay vì dành năng lượng để lo lắng thì hãy sử dụng nó để tìm ra các giải pháp.

3. Chờ đợi


Chẳng bao giờ có cái gọi là "thời điểm hoàn hảo cả", thế nhưng, rất nhiều người vẫn chờ đợi. Công việc này có vẻ không khả quan bây giờ nên hãy chờ lúc tốt hơn để thực hiện, ước mơ này còn xa vời quá nên hãy chờ một thời gian nữa hay dự án này quá khó nên đừng vội làm.... Chúng ta đợi, đợi và cứ đợi trong khi ở thời điểm hiện tại, chúng ta có đủ thời gian, năng lượng và những sự hỗ trợ khác để hoàn thành chúng. Chậm lại một chút khi bạn mất thăng bằng hay không thể kiểm soát là điều rất tốt nhưng chờ đợi các cơ hội trong khi bạn đủ khả năng để nắm bắt nó ngay thì lại là điều quá lãng phí.
Hãy đơn giản hóa cuộc sống
Đừng chờ đợi nữa khi bạn đã có thể bắt đầu

4. Nói có với tất cả mọi thứ

Bạn "say yes" với mọi thứ và với tất cả mọi người nhưng vấn đề nằm ở chỗ: bạn có thể khiến người khác hài lòng nhưng chính mình lại rất mệt mỏi. Thực hiện những điều đã cam kết rất tốt nhưng đừng quá nhu nhược vì bạn có quyền nói KHÔNG nếu không muốn. Bạn không thể nào làm vừa ý tất cả mọi người được đâu.

5. Phụ thuộc vào người khác

Nghe có vẻ hơi khó tin nhưng hãy thành thật rằng hầu hết những điều đã làm, chúng ta đều muốn người khác thích nó và nếu không nhận được những phản hồi tích cực, bạn có thể sẽ cảm thấy buồn bã, thậm chí, hạ thấp năng lực / giá trị của bản thân. Hãy nhớ một điều rằng, bạn được sinh ra trên đời để thích điều bạn làm, yêu điều bạn làm và nghĩ điều bạn muốn nghĩ, tạo dựng cuộc sống của riêng bạn chứ không phải sống dựa trên suy nghĩ và phản hồi của những người khác. Đừng sợ đi con đường bạn muốn đi vì chẳng ai sống thay bạn cả.
Bí quyết sống vui
Cuộc sống của bạn chính là thông điệp của bạn - hãy sống để lan tỏa

6. Ôm đồm nhưng hiệu quả thấp

Nói rõ ra chính là việc chúng ta bận rộn nhưng hiệu quả nhận được thực sự lại rất thấp. "Đa nhiệm" sẽ tốt trừ khi bạn biết kiểm soát và tối ưu hóa từng công việc nhưng nếu làm nhiều việc càng khiến bạn trở nên mất phương hướng thì hãy chậm lại.

7. Kiểm soát thay vì kết nối

Khi bạn cố gắng kiểm soát nhiều hơn, bạn sẽ không nắm bắt hết được ý nghĩa của những gì đang diễn ra xung quanh bạn. Kiểm soát không phải là mục tiêu trong cuộc đời mà đó chính là kết nối. Kết nối với những người bạn yêu thay vì cố gắng kiểm soát họ. Chẳng hạn, đơn giản rằng bạn học cách hiểu, chia sẻ và kết nối với con cái nhưng đừng nỗ lực kiểm soát chúng. Chắc chắn, nếu liên tục như vậy, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, thậm chí áp lực trách nhiệm. Đừng mong đợi quá lớn mà hãy chấp nhận mọi điều sẽ xảy đến với bạn.

8. "Luôn nhốt những con chim lại trong khi chúng cần được bay"

Không khó để hiểu nếu bạn nghĩ đến những gì đã xảy ra cách đây vài năm và cho đến bây giờ, bạn vẫn luôn bị ám ảnh. Những người đã trải qua cuộc đời bạn, cho dù họ đã đối xử tốt hay tệ với bạn, nếu đã xảy ra rồi thì hãy để những điều đó chìm vào quá khứ. Hãy thả lỏng bản thân bằng cách đừng giữ bất cứ điều gì quá chặt. Nếu như vậy, bạn sẽ cảm thấy tuyệt vọng rất nhiều mỗi khi đánh mất thứ gì đó. Hãy chấp nhận sự thay đổi. Hãy tự trao cho bạn cơ hội được rũ bỏ những gì không cần thiết để dành chỗ cho những cơ hội mới tuyệt vời hơn.
Bí quyết sống hạnh phúc
Học cách chấp nhận mọi thứ

9. Phán xét

Một thói quen rất phổ biến là chúng ta thường thích phán xét và đánh giá sự việc ngay cả khi chưa hiểu rõ về chúng. Nhu cầu nói ra quan điểm hay "thể hiện bản thân" luôn thường trực trong mỗi người nhưng điều quan trọng là mỗi chúng ta cần phải biết kiềm chế. Hãy ngừng phán xét và bắt đầu học cách yêu thương nhiều hơn. Nếu ai đó không phù hợp với bạn, hãy rời xa thay vì đánh giá sai lệch (có thể) về họ.

10. Tiến một bước, sau đó... lùi hai bước

Chính xác hơn là sự do dự. Bạn luôn phân vân rằng liệu mình có nên bắt đầu, tiếp tục hay dừng lại. Bạn nhìn thấy những khả năng, bạn tiến, bạn đối mặt với chướng ngại vật và rồi bạn quyết định từ bỏ tất cả. Cuộc sống luôn đầy rẫy những cơ hội và khả năng nếu mỗi chúng ta mở rộng tầm nhìn và trái tim hơn với mọi thất bại. Hãy kiên nhẫn và tin vào bất cứ điều gì bạn muốn, bạn sẽ giành được nó. Hãy ngẩng cao đầu và đừng để "âm thanh" của sự thất bại lấn át bạn.

11. Phàn nàn

Chúng ta cảm thấy căng thẳng khi làm điều gì đó mà không thấy rõ lợi ích đạt được. Phàn nàn gần như chẳng thể thay đổi được gì cả. Khi chúng ta tập trung vào kế hoạch tiếp theo, sự phát triển mới, mức độ mới, một ngôi nhà lớn hơn, một chiếc xe lớn hơn, một người bạn đời phù hợp hơn (cho những ai vừa thất bại trong một mối tình / cuộc hôn nhân nào đó) hay một người quan trọng khác - chúng ta sẽ bỏ qua được tất cả những điều không vui đã xảy ra. Hãy hạnh phúc và cảm ơn vì những gì bạn đang có.
Sống hạnh phúc
Hãy đơn giản hóa cuộc sống của bạn

12. Không có sự ưu tiên

Bạn không cần phải tập trung vào tất cả mọi người và tất cả mọi thứ. Thế giới vẫn xảy ra đúng như tiến trình của nó ngay cả khi bạn dừng làm việc, bạn đi du lịch, bạn ngủ trưa hay bạn chẳng làm gì cả. Việc tạo ra những giới hạn sẽ tác động tới việc bạn là ai, điều bạn tin và nơi bạn đang đứng. Nó không phải là biểu hiện của sự yếu đuối hay thất bại khi bạn không thể kiểm soát điều gì đó; nó là một cơ hội để bạn thể hiện điểm mạnh của mình. Khi bạn biết lúc nào mình nên nói có và khi nào nên nói không, bạn sẽ kiểm soát được những gì mình đang làm. Khi bạn tôn trọng những giới hạn của bản thân, những người khác cũng sẽ tôn trọng giới hạn của bạn.

13. So sánh bản thân với người khác

Ai đó đã từng nói rằng "Don't compare your movie to someone else's script" (Tạm dịch: Đừng so sánh bộ phim của bạn với bản thảo của người khác). Hiểu rõ hơn là đừng so sánh chương 1 trong tác phẩm của bạn với chương 20 trong tác phẩm của người khác. Hãy sống cuộc đời của riêng bạn, tạo ra những thay đổi mà bạn biết có thể làm và trung thành với con đường đó. So sánh bản thân với người khác nghĩa là bạn đã tự đưa thất bại vào chính mình.
Sống vui
Hãy sống và làm những gì bạn muốn

14. Thiếu chân thành

Thiếu chân thành là con đường đưa bạn tới tan vỡ và khủng hoảng. Bạn phải thành thật với chính mình và những người khác. Hãy lựa chọn tin vào sự thật và bỏ qua những điều giả dối. Tuy nhiên, không chỉ là lời nói, hãy chân thành cả trong suy nghĩ, thái độ và hành động.

15. Không tha thứ

Đừng để sự buồn bã, đau khổ hay cảm giác thất vọng về những người đã khiến bạn tổn thương vùi dập trái tim vốn đã yếu đuối của bạn. Việc liên tục ghét bỏ hay giận dữ sẽ càng khiến hoàn cảnh trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Tự do là khi bạn để những cảm xúc này không tác động tới cuộc sống của bạn. Học cách tha thứ nhiều hơn để thấy rằng mọi thứ xảy ra đều có lý do của nó.

Sống hạnh phúc
Mọi thứ xảy ra đều có lý do của nó

16. Ích kỷ

Cuộc sống ngày càng hiện đại càng khiến nhiều người dần biến bản thân trở thành trung tâm của "vũ trụ" mà chẳng hề quan tâm tới những người khác. Điều bạn muốn, điều bạn thích, thứ bạn làm, kế hoạch của bạn là gì, bạn có thể làm ra bao nhiêu tiền, nơi bạn đi, những món ăn bạn ăn và nhiều hơn nữa... tất cả đều là bạn mà không có thêm bất cứ ai khác. Quá quan tâm tới bản thân sẽ khiến bạn bỏ qua rất nhiều điều tuyệt vời ở xung quanh nên hãy thay đổi ngay trước khi quá muộn. Đừng tự cô lập bản thân trong thế giới rộng lớn. "Give - Serve – Love" - " Cho đi để phục vụ người khác và nhận lại yêu thương".

17. Không nuôi dưỡng các mối quan hệ

Cho dù bạn là người hướng nội hay hướng ngại, người của công chúng hay một người bình thường, bạn cũng không thể sống nếu không có các mối quan hệ. Chúng ta được tạo ra để hòa nhập với cộng đồng. Những con người hạnh phúc nhất trên thế giới đều luôn biết cách tạo dựng các mối quan hệ sâu sắc, chân thành và ý nghĩa.

Thiết lập các mối quan hệ nhưng bạn phải nuôi dưỡng nó, phát triển nó và gắn kết nó. Nhiều nhưng phải sâu sắc và có ý nghĩa chứ không phải là hờ hững.

Cuộc sống tươi đẹp
Hãy sống đơn giản hơn để thấy cuộc đời còn nhiều điều tuyệt vời lắm

Khi ở cạnh những người mà chúng ta thực sự quan tâm, thực sự yêu thương, đó là điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời mà bất cứ ai cũng phải gìn giữ.

18. Trốn tránh

Chẳng ai thích mâu thuẫn, xung đột. Bất cứ lúc nào cảm thấy cuộc trò chuyện diễn ra theo chiều hướng căng thẳng, chúng ta đều ngay lập túc rút khỏi để đưa bản thân trở lại vùng an toàn. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến bạn dần trở nên yếu đuối và thiếu trách nhiệm. Càng trốn tránh, sự việc sẽ càng trở nên lớn hơn nên tốt nhất là hãy học cách đối mặt.

Nếu bạn chỉ tìm kiếm sự vui vẻ, yên bình, bạn sẽ không thể nào cứng rắn hơn trước những sóng gió bất ngờ ập đến được. Do vậy, sẵn sàng tham gia vào những cuộc đối đầu, nêu ý kiến và tích lũy kinh nghiệm cho chính bạn. Hãy nhớ rằng cuộc sống là những trải nghiệm tuyệt vời mà chỉ khi nào dám đi thì bạn mới nhận ra chúng.

3 lời khuyên của thần đồng lập trình Oliver Emberton dành cho những người trẻ tuổi và tham vọng

-------******--------------
"Tôi có 3 từ có thể thay đổi cuộc sống của bạn: sáng tạo, nghĩ lớn và bất tuân. Bạn có sẵn sàng bỏ ra 3 phút để lắng nghe không?" - Oliver Emberton.
-------******--------------

Oliver Emberton là ai?

Được mệnh danh là thần đồng, bắt đầu lập trình máy tính khi mới vừa 8 tuổi và đến năm 13 tuổi, Emberton đã bắt đầu việc kinh doanh video game do chính anh sở hữu, đồng thời bán trò chơi cho các bạn học và dùng số tiền thu được để làm từ thiện.

Năm 16 tuổi, anh tự viết một hệ điều hành, video codec, trình duyệt web và các công cụ chỉnh sửa đồ họa. Sau này anh chuyển việc theo đuổi kinh doanh của mình từ video game sang phát triển web. Ngoài ra, anh còn là tác giả của nhiều bài viết có trên dưới 9 triệu view trên các tạp chí nổi tiếng như: Forbes, Huffington Post, Lifehacker. Sự hài hước, dí dỏm khi mổ xẻ, đơn giản hóa những vấn đề phức tạp của Emberton khiến độc giả vô cùng thích thú.

Hiện Oliver Emberton là nhà sáng lập của Silktide, một dịch vụ chuyên tư vấn về web.

1. Sáng tạo

Sáng tạo là lối đi bí mật, cho phép bạn làm bất cứ điều gì mình muốn.

Làm thế nào tôi trở thành một nhà văn? Tôi viết. Làm thế nào tôi trở thành một coder? Tôi code. Làm thế nào tôi trở thành một doanh nhân? Tôi mở một công ty.

Tôi chưa bao giờ được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp để làm những điều đó, nó cũng không quan trọng bởi vì tôi biết tạo ra những gì bản thân mình muốn.

Tạo ra những điều đúng đắn, bạn sẽ không cần phải có một CV đẹp. Tạo ra điều đáng được chú ý và bạn cũng sẽ được chú ý.

Sáng tạo là một trong những cách nhanh nhất để phát triển bản thân. Câu chữ của bạn, tác phẩm của bạn hoặc công ty của bạn - tất cả những gì mang sự sáng tạo đều tăng thêm giá trị cho bản thân bạn. Những giá trị đó phát triển và bền vững khi bạn đi đúng hướng. Hãy nghĩ về nó giống như việc bạn tự mua cổ phiếu của chính mình.

Hầu hết con người đều sai lầm khi vĩnh viễn đánh đổi thời gian của mình để lấy tiền, hay còn gọi là "việc làm". Đó là một cái bẫy, dành cả đời mình để kiếm tiền. Thay vào đó, nếu bạn đầu tư thời gian của mình vào những việc đưa ra giá trị, làm cho chúng tự sinh sôi, làm việc cho và kiếm tiền cho bạn ngay cả trong lúc ngủ.

Bạn mong muốn cuộc sống hạnh phúc hơn, có khả năng kiểm soát số phận của mình hay kiếm tiền đủ ăn đủ tiêu cả đời?

2. Nghĩ lớn

Có một điều ít ai nói với bạn: dám nghĩ lớn, đặt mục tiêu lớn thì khả năng giành chiến thắng của bạn sẽ cao hơn người bình thường. Có thể phần lớn những người đang đọc bài viết sẽ nghĩ tôi đang đánh đồng chuyện đó với sự "ảo tưởng sức mạnh", tôi biết chứ. Hãy coi dự định lớn và dài hơi của bạn thành công trên thang điểm 10, nếu đã cố hết sức mà không đạt được những gì mình muốn, ít nhất bạn cũng đạt được 6 hoặc 7/10.

Trong thực tế, khả năng bạn đạt được toàn bộ những gì mình đã đề ra là chuyện hầu như không bao giờ xảy ra. Như đã nói, thành công lớn sẽ không đến từ những mục tiêu thấp bé.

Hãy lấy một ví dụ đơn giản, bạn có ý định đăng một status lên Facebook cá nhân. Bạn chẳng quan tâm đến có nhiều người để ý, có được nhiều 'likes' hay không, đơn giản là bạn muốn viết thôi.

Cũng vẫn là viết lách, thay vì đăng status, bạn đặt mục tiêu viết một cuốn tiểu thuyết. Khả năng lớn bạn sẽ không hoàn thành (tiểu thuyết dài hơn dòng status của bạn rất nhiều, bạn mất hứng, chán nản...).

Điểm quan trọng là gì? Dù làm không đến nơi đến chốn, bạn đã đẩy cao được giới hạn của bản thân, phát triển kỹ năng (không đơn giản là viết lách), tăng cả vốn hiểu biết. Mục tiêu nhỏ chính là dòng status của bạn, mục tiêu lớn là cuốn tiểu thuyết kia kìa.

Đừng vội thán phục những người biết đặt ra và hoàn thành mục tiêu nhỏ, với con người bình thường không có khiếm khuyết về thể chất và tinh thần, đó là điều mà bất cứ ai cũng có thể làm được.

Mỗi một mục tiêu chính là một phép thử, một bài học cho cuộc đời bạn. Đừng buồn rầu mà hãy bỏ ngoài tai nếu ai đó nói với bạn rằng "Đàn ông quá 30 mà chưa nên trò trống gì thì vứt đi". Khi bạn vẫn tiếp tục nỗ lực và cố gắng thì chưa bao giờ là quá muộn.

3. Bất tuân

Nếu bạn nghĩ rằng mọi sự vật, sự việc trên thế giới này đều tuân theo logic và công bằng: sự thất vọng và buồn bã sẽ bao trùm cuộc sống của bạn cho đến hết đời.

Tuy nhiên, thế giới này vẫn vận hành theo một cách "rất có lý", chỉ là không theo cách mà bạn có thể tưởng tượng mà thôi. Làm việc chăm chỉ (work-hard) là chưa đủ, thông minh trời phú là chưa đủ, khát khao sở hữu một thứ gì đó cũng là chưa đủ - Bản năng và môi trường giáo dục lại nói với bạn kiểu khác, sự thật là có vô vàn những điều chúng ta cho là đúng, bản chất lại không đúng.

Số phận, môi trường, xã hội hay gia đình... Thứ gây cản trở lớn nhất trong đời chính là bản thân bạn (yourself). Bạn nghĩ mình biết phải làm gì, bạn làm điều đó và bạn thất bại, những bạn chưa từng biết lý do tại sao.

Theo phản xạ tự nhiên, hầu hết con người sẽ đổ lỗi cho những thứ xung quanh mình khi điều gì đó không hay xảy ra: "Sếp tôi là một thằng mù!", "nền kinh tế vô vọng!", "lũ đàn bà con gái thật là ngu ngốc!"... Tôi chắc chắn rằng bạn nghe thấy những lời phàn nàn có khi còn kinh khủng hơn, hàng ngày, hàng giờ.

Sự thiếu khách quan, cố chấp và mù quáng chỉ dẫn đến tổn thương và định kiến.

Tất cả những gì bạn cần làm chính là dám nhìn thẳng vào bên trong con người mình, đặt ra những câu hỏi và đi tìm lời giải đáp. Còn những vấn đề nằm ngoài quyền kiểm soát của bản thân? Hãy bỏ nó đi và tiếp tục sống với những mục tiêu, lý tưởng khác.

Hãy tập trung vào những gì bạn có tác động, đừng cố thay đổi những gì nằm ngoài quyền kiểm soát của bản thân (Hình minh họa được lấy từ cuốn '7 thói quen của người thành đạt')

Nếu bạn có thói quen này, tất cả cố gắng và nỗ lực của bạn sẽ chỉ "nuôi lớn" những thứ giúp cải thiện cuộc sống, đưa bạn thoát khỏi bất cứ khuôn mẫu gò ép nào của xã hội.

Theo Oliver Emberton

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

View ALL Javascript Built-in Fuction

View ALL Javascript Built-in Fuction
--------------------------------------------------
for(var x in window)
{
if(typeof eval('window.' + x) == 'function')
{
document.write(eval('window.' + x));
document.write('<br>');
}
}